Sâm Ngọc Linh hiện nay có thể xem là mặt hàng dược liệu bị làm giả nhiều nhất. Nguyên nhân xuất phát từ việc sâm Ngọc Linh có giá thành đắt đỏ lại khan hiếm, nhiều thương lái đã lợi dụng điều này để làm giả sản phẩm nhằm trục lợi. Vậy làm thế nào để phân biệt được sâm Ngọc Linh thật giả? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả
Phần lớn hiện nay sâm Ngọc Linh được làm giả bằng củ tam thất. Loại củ này có hình dáng bên ngoài khá giống sâm Ngọc Linh, đặc biệt là tam thất rừng. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng lại thua xa sâm Ngọc Linh. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn có thể phân biệt được 2 loại này với nhau:
Phân biệt qua mùi vị
Mùi vị là thứ khó có thể làm giả nhất. Nếu là sâm Ngọc Linh thật thì sẽ có vị đắng gắt nhưng càng ăn thì sẽ càng thấy có vị ngọt thanh, ngọt lâu ở cổ. Hương vị bùi bùi và mùi thơm đặc trưng của sâm ngọc linh còn vương vấn ở cổ họng. Khi nhai thấy miếng sâm rất chắc và giòn, không có xơ.
Sâm Ngọc Linh giả khi ăn sẽ thấy sồn sột, dai, bẻ ra thấy có nhiều xơ bên trong. Khi nhai thấy có vị ngái, nóng ở cổ như bị ho, bị viêm amidan và không có cảm giác giòn.
Phân biệt qua vỏ sâm
Vỏ của củ Sâm Ngọc Linh thật bao giờ cũng mỏng và nhẵn, không xù xì. Sau khi rửa sạch củ sâm sẽ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám. Khi cắt lát củ Sâm Ngọc Linh, nếu bên ngoài có màu vàng nâu thì bên trong sẽ có màu vàng, lõi vàng hoặc pha màu tím nhạt. Nếu bên ngoài củ sâm Ngọc Linh có màu xanh xám thì ruột bên trong sẽ có màu hơi tím, lõi cũng có màu tím.
Trong khi đó, sâm Ngọc Linh giả thường rất dày, thấy bì bì, nhìn xa giống màu da tê giác. Khi cắt lát nhìn bên trong trắng hếu, hoặc lõi có pha chút màu tím.
Phân biệt qua lớp da cáy
Sâm Ngọc Linh thật trên bề mặt sâm nhất là da ở chỗ phần thân sâm và củ cái sâm sẽ có một lớp da cáy bao bọc bên ngoài như lớp vỏ cây tràm khô lâu năm. Những củ sâm nhiều năm tuổi thường có màu vàng giống như màu vỏ khoai tây hoặc màu đồng nhất với màu củ. Khi bóc lớp da cáy này đi thì bên trong sẽ có một lớp biểu bì dày màu nâu, tím, vàng, hoặc xanh rêu do ánh sáng môi trường tạo nên.
Trong khi đó sâm Ngọc Linh giả làm bằng củ ráy hay tam thất sẽ không có lớp da cáy này và lớp biểu bì cũng không giống màu vỏ khoai tây. Khi rửa sạch sẽ thấy màu củ bóng mịn như chất nhựa và màu thường giống nhau.
Phân biệt căn cứ vào hoạt chất & kiểm định
Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế đã công bố trong thành phần saponin triterpen trong củ tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau.
Thành phần của Sâm Ngọc Linh chính là Ginsenoside – Rb1, Ginsenosid – Rg1, Ginsenosid – Rd, majonosid-R1, majonosid-R2. Tuy nhiên trong tam thất hoang hoàn toàn không tìm thấy M-R2. Mặc dù ở loại củ này vẫn có GR2, G-RB1, G-Rg1 nhưng tỉ lệ vô cùng ít. Chính vì điều này nên các mẫu kiểm định có thành phần tương tự như sâm Ngọc Linh nhưng không thể xác định chắc chắn đó có phải là sâm Ngọc Linh hay không.
Phân biệt sâm Ngọc Linh trồng và sâm tự nhiên
Để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt sâm Ngọc Linh tự nhiên và sâm Ngọc Linh trồng, dưới đây là một vài thông tin mà bạn cần nắm được:
Về hình dáng bên ngoài
Sâm Ngọc Linh tự nhiên có kích thước củ khá nhỏ, dáng dài, bên ngoài lớp vỏ xù xì, hơn thế nữa, màu sắc và kích thước của mỗi củ sâm lại không giống nhau. Có củ màu da cáy, có củ màu xanh rêu hay đen. Đa số những củ sâm có phần thân nằm nổi trên mặt đất sẽ có ít rễ.
Trong khi đó các củ sâm Ngọc Linh trồng thường có các củ tròn và ngắn. Có nhiều bừu ở thân dưới, nhiều rễ mọc xum xuê. Phần thân dưới có màu vàng như màu khoai tây. Thân trên có màu xanh đen hoặc hơi xanh rêu. Đa phần những củ sâm Ngọc Linh trồng đều có hình dáng bề ngoài giống nhau vì cùng được nuôi trồng trong điều kiện tiêu chuẩn.
Về độ tuổi của sâm
Để tính tuổi Sâm Ngọc Linh người ta dựa vào số đốt sâm, mỗi đốt tương ứng với với một năm tuổi. Các củ sâm Ngọc Linh tự nhiên thường có thể đạt khối lượng từ 1-3,5kg/củ, những củ nhỏ hơn có thể có nhiều loại như: 10 củ/kg, 20 củ/kg, 30-50 củ/kg. Khối lượng củ sâm không quyết định độ tuổi của sâm vì sâm trong môi trường tự nhiên, tùy từng vị trí mọc mà sâm sẽ có kích thước to hay bé.
Đối với sâm trồng, cách tính tuổi cũng tương tự như sâm Ngọc Linh tự nhiên. Tuy nhiên loại sâm trồng củ to nhất cũng chỉ khoảng 4kg/củ hoặc loại 10-20 củ/kg, rất hiếm các củ to. Các củ sâm đều giống nhau cả về màu sắc, đặc điểm, phần thân và các mắt sâm do cùng được trồng và nuôi dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn.
>>> Cách phân biệt sâm Ngọc Linh tự nhiên và sâm Ngọc Linh trồng được tham khảo từ bài viết: http://samngoclinhonplaza.eklablog.com/huong-dan-phan-loai-sam-ngoc-linh-chuan-nhat-a202263570
Bảng giá sâm ngọc linh tại Onplaza
Trên đây là một vài cách để bạn phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả, sâm Ngọc Linh tự nhiên và sâm trồng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để bạn có thể chọn cho mình được những củ sâm Ngọc Linh ưng ý và chất lượng.
Xem thêm: Anh Đào Văn Quang bán sâm Ngọc Linh và những điều chưa từng tiết lộ
Nhận xét
Đăng nhận xét